• Điền hồ sơ
  • Thủ tục visa
  • Cuộc sống ở Nhật
    • Nuôi dạy con ở Nhật
  • Góc học tập
    • Học tiếng Nhật
    • Học tiếng Trung
    • Học tiếng Hàn

Bài viết được quan tâm

Sinh con tại Nhật | Phần 2: Những thủ tục cần làm sau khi sinh con

Gia hạn visa cho con ở Nhật

Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật

Những trợ cấp khi sinh con tại Nhật

Làm thêm ở Nhật| Thu nhập bao nhiêu thì bị tách thuế?

Bài viết mới

Ngữ pháp N1 | Mẫu câu ただ〜のみ

Thủ tục khai sinh cho con tại đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo

Ngữ pháp N1 | Mẫu câu 〜そばから

Gặp gỡ Yến Đào- người truyền cảm hứng

Trắc nghiệm Kanji N1 phần 4

Từ khóa phổ biến

  • học ngoại ngữ
  • học tiếng Nhật
  • JLPT
  • N1
  • ngữ pháp N1
  • cuộc sống ở Nhật
  • thủ tục visa
  • tiết kiệm
  • học tiếng Trung
  • ngữ pháp
  • sinh con tại Nhật
  • nuôi dạy con
  • từ vựng N1
  • đổi visa
  • luyện thi N1
  • đề thi N1
  • điền hồ sơ
  • đầu tư
  • chi tiêu hiệu quả
  • vĩnh trú
  • kanji
  • phó từ
  • hộ chiếu
  • học tập
  • visa lao động
  • học lái xe
  • ô tô
  • Montessori
  • nhân lực chất lượng cao
  • visa gia đình
  • review sách
  • dokkai
  • đại sứ quán
  • quản lý tài chính
  • hiệu suất công việc
  • thủ tục nhập cảnh
  • làm việc ở Nhật
  • học tiếng Anh
  • visa tokutei katsudo
  • sống tích cực
  • sách hay
  • sống tối giản
  • tư duy tích cực
  • my number
  • e tax
  • 国税
  • 納税証明書
  • その3
  • công việc
  • năng lượng tích cực

Phương pháp giáo dục Montessori | Phần 2: Thực hành Montessori ở nhà

Thứ bảy, 29/01/2022 - 18:45 Nuôi dạy con ở Nhật Montessori, cuộc sống ở Nhật

Ở bài viết trước, mình đã trình bày về đặc điểm và nội dung của phương pháp Montessori. Theo đó, quan điểm cơ bản của Montessori, đó là trẻ sinh ra đã có khả năng tự phát triển, và người lớn đóng vai trò hỗ trợ để trẻ phát huy được hết khả năng đó. Vậy người lớn, cụ thể là bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ trẻ? Trong bài viết này, mình sẽ tóm tắt các bước để bố mẹ thực hiện Montessori ngay tại nhà nhé.

Lợi ích của việc tạo môi trường Montessori tại nhà

Nếu bố mẹ tạo môi trường Montessori ngay tại nhà, giúp con có thể dễ dàng tự làm được nhiều điều thì sẽ khiến con có thêm tự tin để phát huy tiềm năng của bản thân. Cũng theo Montessori, trong độ tuổi từ 1 tuổi rưỡi đến 4 tuổi, trẻ sẽ đón nhận rất nhiều “thời kỳ nhạy cảm”, nên bố mẹ bắt đầu chuẩn bị môi trường Montessori cho trẻ trong độ tuổi này là tốt nhất.

Chuẩn bị môi trường phù hợp cho trẻ

Bước 1: Chuẩn bị môi trường để trẻ có thể tự do làm những điều mình muốn
Bí quyết để tạo được môi trường Montessori bao gồm:

  • Chuẩn bị đồ phù hợp với kích cỡ của trẻ
  • Không để quá nhiều đồ
  • Những đồ không muốn trẻ động tới thì tuyệt đối không để ở tầm với của trẻ

Vậy bố mẹ nên chuẩn bị môi trường như thế nào? Dưới đây là một số ví dụ về cách bài trí môi trường trong nhà.

Địa điểm Thực hiện
Phòng khách
 
 
  • Đặt đồ chơi và ehon vào giá vừa tầm với chiều cao của con
  • Luôn đặt đồ chơi ở những nơi giống nhau
  • Đặt ghế và bàn có kích thước phù hợp với con
Bàn ăn
  • Luôn chuẩn bị khăn lau và để sẵn ở chỗ con có thể với tới
Bếp
 
 
  • Đặt sẵn ghế để con có thể với tới vòi nước
  • Đặt khăn lau tay ở chỗ dễ lấy
  • Để bát đũa của con ở chỗ riêng cho con dễ tự lấy
Cửa ra vào
  • Đặt móc treo vừa tầm, để con có thể tự cất áo khoác, mũ, cặp sách của mình

Bước 2: Chuẩn bị giáo cụ, đồ chơi trí tuệ cho trẻ
Montessori vốn nổi tiếng với các đồ chơi trí tuệ để khơi gợi tính tò mò của trẻ. Bố mẹ cần chuẩn bị các trò chơi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, lưu ý là không để quá nhiều đồ một lúc, dễ khiến trẻ mất tập trung. Nếu muốn đặt thêm đồ chơi mới vào giá của trẻ, bố mẹ nên cất đi một vài món mà trẻ không còn hứng thú mấy nữa. Như vậy, trẻ vẫn được chơi đồ chơi phù hợp với giai đoạn phát triển, mà giá đồ chơi cũng không trở nên chật chội, khó dọn dẹp.

Quan sát trẻ thật kỹ

Để thực hiện Montessori tại nhà, bố mẹ cần phải quan sát trẻ thật kỹ. Tiến sĩ Maria Montessori cho rằng, người lớn cần “quan sát trẻ dưới con mắt của nhà khoa học”, bởi vì trẻ có rất nhiều hành động mà ở cương vị của bố mẹ sẽ rất khó để lý giải, nhưng nếu bố mẹ quan sát trẻ dưới con mắt của nhà khoa học thì sẽ phát hiện ra rằng, mỗi hành động đó đều ẩn chứa nhiều điều thú vị liên quan đến sự phát triển của trẻ. Nếu bố mẹ quan sát kỹ lưỡng xem hiện con đang hứng thú với điều gì, thể hiện sự quan tâm đến điều gì, thì bố mẹ sẽ dễ dàng tìm ra cách để hỗ trợ trẻ.

Hạn chế dạy trẻ

Dù trẻ có làm sai thì bố mẹ cũng không nên đưa ra đáp án đúng và bắt trẻ phải chấp nhận đáp án đó ngay. Ví dụ, khi trẻ chơi xếp hình và làm sai ở một miếng ghép nào đó, tất cả các miếng ghép còn lại cũng không ghép được. Nếu ngay lúc đó bố mẹ chỉ cho trẻ rằng “chỗ này sai rồi, con phải ghép thế này mới đúng”, trẻ sẽ mất cơ hội tự mình thử tìm đáp án đúng. Nếu bố mẹ không chỉ cho con, con sẽ mất nhiều thời gian tự lắp ghép nhiều lần để tìm ra đáp án đúng, nhưng đó lại là quá trình cực kỳ hữu ích để khuyến khích trẻ tự khám phá.

Trong thực tế, có rất nhiều tình huống mà bố mẹ muốn nhắc nhở con “con đặt thế này sai rồi”, “làm như thế này mới đúng”, “con đi dép ngược rồi”… nhưng Montessori cho rằng bố mẹ nên học cách kiềm chế mỗi khi gặp những tình huống như vậy. Nếu không, bố mẹ sẽ lấy mất cơ hội được trải nghiệm cảm giác được tự mình nhận ra lỗi sai và tự mình tìm cách sửa chữa.

Nói thật chậm khi giải thích cho trẻ

Trong con mắt của trẻ, hành động của người lớn luôn diễn ra cực kỳ nhanh. Dù người lớn có giải thích kỹ càng từng bước, đồng thời làm cho trẻ xem thì cũng rất khó để trẻ có thể theo kịp hành động của người lớn. Chưa kể, việc vừa làm động tác vừa giải thích bằng lời nói tưởng chừng rất dễ hiểu, nhưng thực chất thì trẻ khó có thể nắm được nội dung khi vừa phải nghe vừa phải nhìn. Vì thế, khi giải thích cách làm một việc gì đó cho trẻ, người lớn cần chú ý các điều sau:

  • Làm hoặc nói thật chậm
  • Cho trẻ xem hành động trước
  • Sau đó lặp lại hành động, lần này mới thêm giải thích bằng lời

Nếu giải thích nhiều lần mà trẻ vẫn không nhớ được cách làm, đó hoàn toàn không phải lỗi của trẻ, mà do cách giải thích của bố mẹ chưa phù hợp với trẻ, bố mẹ cần tự xem xét lại cách giải thích của mình.

Một số ví dụ về các hoạt động Montessori tại nhà

  1. Để trẻ tự thay quần áo

    Montessori khuyến khích bố mẹ cho con được lựa chọn quần áo mình muốn mặc. Theo ý kiến chuyên gia, đối với trẻ trong độ tuổi từ 2-4 tuổi thì bố mẹ nên đưa cho trẻ 3 lựa chọn. Vì thế, bố mẹ có thể chuẩn bị sẵn 3 bộ quần áo phù hợp với thời tiết, hoạt động trong ngày của con và cho con được lựa chọn con muốn mặc bộ nào, đồng thời khuyến khích trẻ tự mặc. Nếu con chưa biết cách mặc, bố mẹ có thể áp dụng quy tắc số 4 ở trên, dạy trẻ một cách thật chậm rãi.

    Tuy chỉ là việc rất nhỏ, nhưng đây là hoạt động quan trọng để con được trải nghiệm cảm giác “tự mình làm được!”.

  2. Khuyến khích trẻ giúp đỡ bố mẹ

    Có rất nhiều việc mà trẻ có thể giúp đỡ bố mẹ, như bê bát đũa, gấp quần áo… trong đó rửa rau là việc mà Montessori rất khuyến khích. Trẻ con rất thích được sờ vào nước, nên chắc chắn trẻ nào cũng sẽ hứng thú với công việc rửa rau. Trong lúc rửa rau, trẻ còn học được kiến thức mới về loại rau đó, ví dụ quả cà chua thì màu đỏ, có loại to nhỏ khác nhau, củ cà rốt màu cam rất to và nặng… Những loại rau này chắc chắn trẻ nào cũng phân biệt được từ sớm, nhưng việc được tận tay sờ và cảm nhận thì khá ít, nên rửa rau sẽ giúp bé có thêm nhiều trải nghiệm hơn. Chưa kể việc tự tay ăn rau mà mình đã rửa sẽ giúp trẻ có cảm giác thành tựu, bé sẽ tích cực hơn trong việc giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

  3. Tự mình chuẩn bị đồ đạc đi học

    Mỗi tối, bố mẹ nên cùng con chuẩn bị đồ đạc cho ngày hôm sau. Nếu có thể thì nên lập sẵn list những thứ cần mang đi, như thế con có thể nhìn và chuẩn bị đúng như vậy. Nếu trẻ chưa biết chữ, bố mẹ có thể chuẩn bị cả hình ảnh lẫn chữ viết, trẻ nhìn hình ảnh là biết cần mang gì, đồng thời có thể luyện khả năng nhớ chữ viết nữa.

  4. Tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong

    Bố mẹ nên giúp con hình thành thói quen dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong. Để việc dọn dẹp không quá khó khăn, bố mẹ nên hạn chế số lượng đồ chơi cho con, đồng thời quy định vị trí của từng loại đồ chơi. Khi đến giờ dọn đồ chơi, bố mẹ không nên chỉ nhắc nhở con “dọn đồ chơi đi nào”, mà nên chỉ cho con nên làm thế nào bây giờ, ví dụ có thể gợi ý cho con nên bắt đầu dọn từ đâu.

  5. Tự đọc ehon

    Khoảng tầm 4 tuổi, trẻ đã có thể tự đọc ehon một mình, lý do là vì trong khoảng 3-4 tuổi trở đi, trẻ sẽ bước vào “thời kỳ nhạy cảm” về chữ viết. Lúc này, bố mẹ nên tạo điều kiện để con có cơ hội được tự đọc sách, hoặc là nhờ con đọc sách cho bố mẹ nghe. Chắc chắn là con sẽ làm tốt hơn cả trong tưởng tượng của bố mẹ đó.

  6. Tự chăm sóc thực vật

    Bố mẹ có thể dạy con cách chăm sóc một loại cây cối nho nhỏ và dễ trồng. Việc quan sát cây cối lớn lên từng ngày nhờ sự chăm sóc của chính mình là một trải nghiệm khá thú vị với trẻ.

Bài trước: Phương pháp giáo dục Montessori | Phần 1: Đặc điểm và nội dung

Chuyện nhà Kem

Nơi chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm mà gia đình Kem đã trải qua tại Nhật Bản với hi vọng đem đến những thông tin hữu ích cho mọi người.

Liên hệ góp ý

Các bạn có thể gửi câu hỏi, yêu cầu hay những ý kiến đóng góp cho mình thông qua địa chỉ liên hệ dưới đây:

Email: [email protected]

Facebook: chuyennhakem

Kết nối với nhà Kem

© Copyright Chuyện nhà Kem. All Rights Reserved