• Điền hồ sơ
  • Thủ tục visa
  • Cuộc sống ở Nhật
    • Nuôi dạy con ở Nhật
  • Góc học tập
    • Học tiếng Nhật
    • Học tiếng Trung
    • Học tiếng Hàn

Bài viết được quan tâm

Sinh con tại Nhật | Phần 2: Những thủ tục cần làm sau khi sinh con

Gia hạn visa cho con ở Nhật

Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật

Những trợ cấp khi sinh con tại Nhật

Làm thêm ở Nhật| Thu nhập bao nhiêu thì bị tách thuế?

Bài viết mới

Ngữ pháp N1 | Mẫu câu ただ〜のみ

Thủ tục khai sinh cho con tại đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo

Ngữ pháp N1 | Mẫu câu 〜そばから

Gặp gỡ Yến Đào- người truyền cảm hứng

Trắc nghiệm Kanji N1 phần 4

Từ khóa phổ biến

  • học ngoại ngữ
  • học tiếng Nhật
  • JLPT
  • N1
  • ngữ pháp N1
  • cuộc sống ở Nhật
  • thủ tục visa
  • tiết kiệm
  • học tiếng Trung
  • ngữ pháp
  • sinh con tại Nhật
  • nuôi dạy con
  • từ vựng N1
  • đổi visa
  • luyện thi N1
  • đề thi N1
  • điền hồ sơ
  • đầu tư
  • chi tiêu hiệu quả
  • vĩnh trú
  • kanji
  • phó từ
  • hộ chiếu
  • học tập
  • visa lao động
  • học lái xe
  • ô tô
  • Montessori
  • nhân lực chất lượng cao
  • visa gia đình
  • review sách
  • dokkai
  • đại sứ quán
  • quản lý tài chính
  • hiệu suất công việc
  • thủ tục nhập cảnh
  • làm việc ở Nhật
  • học tiếng Anh
  • visa tokutei katsudo
  • sống tích cực
  • sách hay
  • sống tối giản
  • tư duy tích cực
  • my number
  • e tax
  • 国税
  • 納税証明書
  • その3
  • công việc
  • năng lượng tích cực

Sinh con tại Nhật | Phần 1: Những điều cần làm sau khi biết mình đã mang thai

Thứ hai, 14/02/2022 - 16:30 Nuôi dạy con ở Nhật sinh con tại Nhật, cuộc sống ở Nhật

Mang thai và sinh con chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, nhất là khi sinh sống ở nước ngoài. Năm mình mang thai bạn Kem phải nói là cực kỳ bỡ ngỡ, từ tâm lý, sức khỏe đến các thủ tục cần làm. Trong chuỗi bài viết này, mình sẽ chia sẻ lại những việc cần làm trong quá trình mang thai và sinh con tại Nhật.

Khi phát hiện mang thai, cần làm những gì?

Thông thường, khi mẹ nghi ngờ mình có thai nhờ các dấu hiệu của cơ thể thì sẽ xác nhận bằng que thử thai, que thử thai tiếng Nhật là 妊娠検査薬(にんしんけんさやく). Sau khi biết kết quả nhờ que thử thai, ngoài việc báo cho bố (tất nhiên), thì mẹ còn cần chủ động làm những việc dưới đây.

  1. Ngừng uống đồ có cồn, ngừng hút thuốc

    Đồ có cồn và thuốc lá là những thứ cần kiêng triệt để trong quá trình mang thai và cho con bú. Không chỉ vậy, theo lời khuyên của bác sĩ thì nếu có ý định chuẩn bị cho việc mang thai, bố mẹ nên ngừng uống đồ có cồn và hút thuốc từ trước đó để đảm bảo sức khỏe cho việc mang thai.

  2. Chú ý chế độ ăn uống

    Ở Việt Nam, mình thấy mọi người kiêng khá nhiều thứ trong thai kỳ cũng như trong thời gian cho con bú. Còn ở bên Nhật thì chủ yếu kiêng đồ ăn sống để tránh ngộ độc, tránh ăn các loại cá to vì dễ có chứa thủy ngân, tránh uống các loại nước có nhiều cafein.

    Năm mình mang bầu bạn Kem, mình tuyệt đối không uống bất cứ loại nước có chứa cafein nào. Để an toàn thì mình chỉ uống đúng trà lúa mạch hoặc nước lọc, ròng rã suốt gần 2 năm từ lúc mang bầu đến lúc cai sữa, đến mức mình sợ trà lúa mạch cả một thời gian dài, cứ nghe đến trà lúa mạch là thấy rùng mình.

    Ngoài ra, mẹ cần chú ý bổ sung acid folic để giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, giúp mang oxy tử phổi đến khắp các bộ phận của cơ thể, đồng thời giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, dị tật về tim… Việc bổ sung acid folic này như thế nào cho hợp lý thì có thể xin ý kiến của bác sĩ.

  3. Hạn chế các hành động ảnh hưởng đến thai

    Các hành động như chạy nhảy, đi giày cao gót, leo trèo lên cao, cúi người, kiễng chân với… đều nên được kiêng triệt để để đảm bảo an toàn.

  4. Đến bệnh viện khám

    Khi mang bầu được khoảng 5-6 tuần, các bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu đi trước khoảng thời gian này thì rất có khả năng siêu âm chưa phát hiện được bào thai, bạn sẽ phải chờ thêm vài ngày để đi khám lại.

  5. Đến 市役所・区役所(しやくしょ・くやくしょ) nhận sổ tay mẹ con 母子手帳(ぼしてちょう)và phiếu khám bệnh cho phụ nữ mang thai 妊婦健康診査受診票(にんぷけんこうしんさじゅしんひょう)

    Sau khi đã đến bệnh viện và chắc chắn là mình đã mang thai, bệnh viện sẽ cho bạn một giấy chứng nhận bạn đã có thai 妊娠届出書(にんしんとどけでしょ), bạn mang giấy này đến 市役所・区役所 để nhận sổ tay mẹ con 母子手帳 và 妊婦健康診査受診票.

    Trong đó, sổ tay mẹ con 母子手帳 ghi chép lại tình trạng sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai, các chỉ số của con khi sinh ra và những lần khám sức khỏe định kỳ sau này, đồng thời còn lưu lại các mũi tiêm phòng của con sau khi sinh ra.

    Còn phiếu khám bệnh cho phụ nữ mang thai 妊婦健康診査受診票 là phiếu trợ cấp cho mẹ khi đi khám, tùy từng khu vực mà chế độ trợ cấp sẽ khác nhau, ví dụ như chỗ mình thì được phát tổng cộng 15 phiếu này, mỗi lần đến khám mình sử dụng 1 phiếu thì sẽ được khám miễn phí, còn lần nào mà có siêu âm thì phải trả thêm 2000 yên.

  6. Quyết định bệnh viện để sinh

    Bệnh viện mà bạn khám thai và bệnh viện để sinh có thể khác nhau. Người Nhật thường hay chọn khám thai ở gần nơi đang sống hoặc công ty để tiện đi lại, còn bệnh viện để sinh thì lựa chọn bệnh viện gần nhà mẹ đẻ. Bạn mình cũng có người đi khám ở gần công ty, như thế xin đi muộn hoặc về sớm để khám thai cũng dễ hơn, còn khi sinh lại lựa chọn bệnh viện ngay gần nhà để dễ đi lại.

    Về thời điểm quyết định bệnh viện, đa phần các mẹ Nhật đều quyết định khi mang thai khoảng 3 tháng, vì nếu không đặt sớm thì rất dễ có khả năng bệnh viện sẽ không còn trống, hoặc không đặt được phòng đơn. Đặc biệt là nếu mẹ có tiền sử bệnh, hoặc tình trạng thai không ổn định thì nên đi khám ở bệnh viện mà mình chọn sinh càng sớm càng tốt, để bác sĩ ở bệnh viện đó nắm được tình trạng sức khỏe của mình hơn. Mình mang thai được khoảng 3 tháng thì bệnh viện mà mình đi khám gửi giấy hỏi định sinh ở đâu. Mình quyết định sinh luôn ở bệnh viện đó, đóng trước khoảng 10 man, nhờ người quen làm người bảo lãnh cho.

    Để quyết định bệnh viện, các bạn có thể tham khảo một số yếu tố dưới dây:

    • Gần nhà, có thể đi bộ được thì càng tốt

    • Toàn bộ phòng bệnh là phòng riêng, vì lỡ không đặt được phòng riêng thì sẽ phải ở chung phòng với các sản phụ khác, không được tiện lắm.

    • Chi phí khi sinh trong khoảng bao nhiêu. Chi phí để sinh nở hết khoảng 30 đến 70 vạn yên, tùy bệnh viện, tùy khu vực. Trong khi đó, các mẹ sẽ được nhận hỗ trợ sinh nở khoảng 42 vạn yên, nên nếu có thể giới hạn chi phí sinh nở trong khoảng 42 vạn yên này thì tốt.

    • Bệnh viện khuyến khích cách sinh nở nào? Mẹ có được lựa chọn cách sinh nở mà mình muốn không? Ở Nhật khuyến khích đẻ thường, không khuyến khích các cách như đẻ không đau, đẻ mổ… trừ khi cực kỳ nguy cấp. Vì thế, nếu chọn được bệnh viện có cho sản phụ lựa chọn phương pháp sinh thì sản phụ sẽ yên tâm hơn.

    • Bác sĩ và các nhân viên khác nhiệt tình giúp đỡ.

    • Bệnh viện có đồ ăn ngon. Nghe thì buồn cười nhưng mình thấy những bữa ăn sau sinh cực kỳ quan trọng luôn. Sinh xong mệt và đau kinh khủng, nhưng trước bữa ăn là tâm trạng vui vẻ hẳn, vì biết là sắp được ăn ngon.

    • Khi sinh thì người nhà có được vào không. Có nhiều bệnh viện không cho người nhà vào phòng sinh, đây thực sự là thiệt thòi lớn cho cả bố và mẹ.

    • Có theo dõi sức khỏe sau sinh. Cá nhân mình thì không để ý đến tiêu chí này, nhưng sau khi xuất viện thì mình cũng gặp nhiều vấn đề trong quá trình nuôi con, và bệnh viện mà mình chọn sinh đã hỗ trợ rất nhiệt tình, nên mình thấy rất nên lựa chọn bệnh viện có các dịch vụ hỗ trợ sau sinh. Ngoài ra, nhiều mẹ Nhật lựa chọn những bệnh viện được công nhận theo tiêu chuẩn BFH là những bệnh viện thân thiện với trẻ, ủng hộ và hỗ trợ mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

    Ngoài đọc thông tin trên trang chủ của bệnh viện, các bạn còn nên tham khảo review về bệnh viện. Mình thường đọc review trên google hoặc trên trang này.

  7. Tiêm các mũi cần thiết trước khi sinh

    Theo mình tìm hiểu, khi đang mang thai thì mẹ chỉ có thể tiêm phòng cúm インフルエンザ, các mũi khác thì nên tiêm trước khi mang thai. Nên nếu như muốn tiêm thì các mẹ nên hỏi ý kiến bệnh viện trước.

  8. Tìm hiểu thủ tục để đón người thân sang chăm sóc

Mình sẽ nói kỹ hơn về thủ tục xin visa ngắn hạn sau nhé.

Quá trình khám thai cơ bản

Dưới đây là quá trình khám thai cơ bản trong suốt quá trình mang thai cho đến trước khi sinh. Tùy vào bệnh viện cũng như sức khỏe của mẹ mà có thể quy trình hoặc các xét nghiệm sẽ có chút thay đổi.

Ngoài ra, có một điểm cần lưu ý nữa, đó là các xét nghiệm sàng lọc không phổ biến ở Nhật. Nếu như ở Việt Nam, các dịch vụ khám thai như siêu âm màu 4D, siêu âm độ mờ da gáy, các xét nghiệm Double test hay Triple test, sinh thiết… khá phổ biến và có nhiều lựa chọn, tất nhiên là có mất tiền, nhưng giá cả cũng chưa phải ở mức cực kỳ đắt. Còn ở Nhật thì các xét nghiệm này lại không phổ biến lắm, không có nhiều bệnh viện có dịch vụ này, nếu có thì giá cũng ở mức cao, trừ những trường hợp gia đình sản phụ có tiền sử bệnh thì chắc ít người sử dụng.

5 đến 11 tuần

  • Khám cơ bản(Đo cân nặng, chiều cao・Đo huyết áp・Nước tiểu・Đo chiều cao tử cung, vòng bụng)
  • Siêu âm qua đường âm đạo
  • Xác định ngày dự sinh
  • Xét nghiệm dịch âm đạo
  • Xét nghiệm Chlamydia
  • Xét nghiệm ung thư tử cung
  • Xét nghiệm máu

12 đến 15 tuần

  • Khám cơ bản (Đo cân nặng, chiều cao・Đo huyết áp・Nước tiểu・Đo chiều cao tử cung, vòng bụng)
  • Siêu âm qua đường âm đạo

16 đến 19 tuần

  • Khám cơ bản (Đo cân nặng, chiều cao・Đo huyết áp・Nước tiểu・Đo chiều cao tử cung, vòng bụng)
  • Siêu âm bụng

20 đến 23 tuần

  • Khám cơ bản (Đo cân nặng, chiều cao・Đo huyết áp・Nước tiểu・Đo chiều cao tử cung, vòng bụng)
  • Siêu âm bụng

24 đến 27 tuần

  • Khám cơ bản (Đo cân nặng, chiều cao・Đo huyết áp・Nước tiểu・Đo chiều cao tử cung, vòng bụng)
  • Siêu âm bụng
  • Xét nghiệm máu

28 đến 31 tuần

  • Khám cơ bản (Đo cân nặng, chiều cao・Đo huyết áp・Nước tiểu・Đo chiều cao tử cung, vòng bụng)
  • Siêu âm bụng

32 đến 35 tuần

  • Khám cơ bản (Đo cân nặng, chiều cao・Đo huyết áp・Nước tiểu・Đo chiều cao tử cung, vòng bụng)
  • Siêu âm bụng
  • Xét nghiệm liên cầu nhóm khuẩn B (GBS)

36 đến 40 tuần

  • Khám cơ bản (Đo cân nặng, chiều cao・Đo huyết áp・Nước tiểu・Đo chiều cao tử cung, vòng bụng)
  • Siêu âm bụng
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm đo nhịp tim thai NST

Trên đây là những điều mà các mẹ cần làm sau khi biết mình đã mang thai. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những mẹ lần đầu mang thai.


Bài sau: Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật

Chuyện nhà Kem

Nơi chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm mà gia đình Kem đã trải qua tại Nhật Bản với hi vọng đem đến những thông tin hữu ích cho mọi người.

Liên hệ góp ý

Các bạn có thể gửi câu hỏi, yêu cầu hay những ý kiến đóng góp cho mình thông qua địa chỉ liên hệ dưới đây:

Email: [email protected]

Facebook: chuyennhakem

Kết nối với nhà Kem

© Copyright Chuyện nhà Kem. All Rights Reserved