• Điền hồ sơ
  • Thủ tục visa
  • Cuộc sống ở Nhật
    • Nuôi dạy con ở Nhật
  • Góc học tập
    • Học tiếng Nhật
    • Học tiếng Trung
    • Học tiếng Hàn

Bài viết được quan tâm

Sinh con tại Nhật | Phần 2: Những thủ tục cần làm sau khi sinh con

Gia hạn visa cho con ở Nhật

Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật

Những trợ cấp khi sinh con tại Nhật

Làm thêm ở Nhật| Thu nhập bao nhiêu thì bị tách thuế?

Bài viết mới

Ngữ pháp N1 | Mẫu câu ただ〜のみ

Thủ tục khai sinh cho con tại đại sứ quán Việt Nam ở Tokyo

Ngữ pháp N1 | Mẫu câu 〜そばから

Gặp gỡ Yến Đào- người truyền cảm hứng

Trắc nghiệm Kanji N1 phần 4

Từ khóa phổ biến

  • học ngoại ngữ
  • học tiếng Nhật
  • JLPT
  • N1
  • ngữ pháp N1
  • cuộc sống ở Nhật
  • thủ tục visa
  • tiết kiệm
  • học tiếng Trung
  • ngữ pháp
  • sinh con tại Nhật
  • nuôi dạy con
  • từ vựng N1
  • đổi visa
  • luyện thi N1
  • đề thi N1
  • điền hồ sơ
  • đầu tư
  • chi tiêu hiệu quả
  • vĩnh trú
  • kanji
  • phó từ
  • hộ chiếu
  • học tập
  • visa lao động
  • học lái xe
  • ô tô
  • Montessori
  • nhân lực chất lượng cao
  • visa gia đình
  • review sách
  • dokkai
  • đại sứ quán
  • quản lý tài chính
  • hiệu suất công việc
  • thủ tục nhập cảnh
  • làm việc ở Nhật
  • học tiếng Anh
  • visa tokutei katsudo
  • sống tích cực
  • sách hay
  • sống tối giản
  • tư duy tích cực
  • my number
  • e tax
  • 国税
  • 納税証明書
  • その3
  • công việc
  • năng lượng tích cực

Gọi điện đặt lịch thăm nhà trẻ

Thứ sáu, 27/08/2021 - 16:08 Nuôi dạy con ở Nhật nuôi dạy con, tìm nhà trẻ

Các mẹ nuôi con ở Nhật chắc không lạ gì việc đến thăm nhà trẻ 保育園の見学 trước khi đăng ký cho con đi học. Hôm nay, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm gọi điện cho nhà trẻ để hẹn lịch.

Những lưu ý trước khi gọi điện
  • Tìm hiểu thông tin về nhà trẻ thật kỹ trên web, xem lớp mà bạn định cho con vào học còn chỗ trống không. Nếu là các trường ninka thì trên web của thành phố hoặc quận bạn đang sống có đầy đủ hết thông tin chỗ trống, bạn nên tham khảo trước rồi hãy gọi điện.
  • Tránh những giờ mà các thầy cô có thể bận, hoặc giờ ăn, giờ ngủ của trẻ, thông thường thì giờ an toàn nhất là khoảng 10 giờ đến 13 giờ, chiều thì từ 15 giờ đến 16 giờ 30. Mình thường gọi vào khoảng 10 giờ, lúc đó các bé đã đến trường và ăn xong bữa phụ, nên các cô có thời gian để nghe điện thoại
  • Xác nhận lịch của bạn, xem bạn có thể đến thăm trường những ngày nào. Bạn nên chuẩn bị 1 vài ngày cụ thể, không nên sát ngày gọi quá, cũng như tránh một số giờ giấc trường có thể bận. Với các trường không quy định thời gian, thì giờ đẹp nhất thường sẽ là khoảng 10 giờ sáng, hoặc 2 giờ chiều.
  • Chuẩn bị sẵn lịch trong tay, có thể trường sẽ nói những ngày trường có thể tiếp đón bạn.
  • Xác định những ai sẽ đến thăm trường, mẹ và con, bố mẹ và con, hay chỉ một mình mẹ thôi; xác định xem đi bằng phương tiện gì, và khi gọi điện hãy hỏi trường về những điều trên xem có được không.
Quy trình của việc gọi điện thường sẽ như sau

Chào hỏi, giới thiệu tên
→ Nêu mục đích gọi điện
→ Hẹn ngày
→ Nói về những thứ cần mang, những việc cần chú ý khi đến nhà trẻ
→ Xác nhận lại lịch hẹn, chào tạm biệt

  1. Chào hỏi, giới thiệu
    Ví dụ: おはようございます/ こんちは/ お忙しいところ大変もうしわけございません。~名前~と申します。
    Lưu ý là bạn phải nêu tên của bạn và nói chậm một chút.
  2. Mục đích gọi điện
    Ví dụ: ~からの入園を検討しているので、見学をしたいです。
    Sau khi biết bạn muốn đến thăm trường, có thể trường sẽ hỏi kỹ về con bạn, mấy tuổi, trai hay gái, đã từng đi học ở đâu chưa, hôm tới bé có đến thăm trường cùng không, những ai sẽ đến thăm trường, nhà bạn ở khu vực nào…tùy theo câu hỏi mà bạn trả lời.
  3. Hẹn ngày
    Thường thì trường sẽ hỏi bạn muốn đến ngày nào, nên hãy chuẩn bị trước vài ngày mà bạn có thể đến thăm, chú ý không nên chọn sát ngày quá.
    Cũng có 1 số trường đưa luôn những ngày họ có thể hướng dẫn và yêu cầu bạn chọn ngày thích hợp, vì thế hãy chuẩn bị sẵn tờ lịch trước mặt để xác nhận ngày mà không mất thời gian.
    Ví dụ: 8月23日金曜日10時はいかがでしょうか。
  4. Hỏi về những thứ cần mang, những việc cần chú ý
    Xác nhận xem những ai sẽ đến thăm trường, đi bằng gì, có mang theo baby car không, ngoài ra, một số nhà trẻ sẽ yêu cầu mang theo dép đi trong nhà, nên các bạn nên hỏi trước cần mang những gì thì tốt hơn.
  5. Xác nhận lại ngày giờ, chào tạm biệt
    Thường thì khi chào tạm biệt, trường sẽ xác nhận lại ngày giờ đã hẹn. Bạn nghe để xác nhận lại rồi chào tạm biệt.
    Ví dụ: 当日よろしくお願いいたします。それでは、失礼いたします。

Trên đây là một vài lưu ý và cách gọi điện cho nhà trẻ, tuy nhiên đây chỉ là tổng hợp từ kinh nghiệm của mình thôi, còn trên thực tế có thể sẽ có một vài thay đổi hoặc phát sinh thêm tùy từng trường, và tùy từng hoàn cảnh. Các bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể ứng biến khi cần nhé.

Chuyện nhà Kem

Nơi chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm mà gia đình Kem đã trải qua tại Nhật Bản với hi vọng đem đến những thông tin hữu ích cho mọi người.

Liên hệ góp ý

Các bạn có thể gửi câu hỏi, yêu cầu hay những ý kiến đóng góp cho mình thông qua địa chỉ liên hệ dưới đây:

Email: [email protected]

Facebook: chuyennhakem

Kết nối với nhà Kem

© Copyright Chuyện nhà Kem. All Rights Reserved