Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng học về cấu trúc câu có vị ngữ là động từ. Đây là mẫu câu hết sức cơ bản trong tiếng Trung nên các bạn hãy nắm thật chắc trật tự từ trong mẫu câu.
-
Cấu trúc câu có vị ngữ là động từ
Chủ ngữ + động từ
Ví dụ:
Chủ ngữ Động từ Nghĩa 他 来 Anh ấy đến tā lái 我 吃 Tôi ăn wǒ chī -
Khi động từ có kèm tân ngữ
Chủ ngữ + động từ + tân ngữ
Ví dụ:
Chủ ngữ Động từ Tân ngữ Nghĩa 他 吃 饭 Anh ấy ăn cơm tā chī fàn 他 看 电视 Anh ấy xem tivi tā kàn diànshì -
Câu phủ định
Chủ ngữ + 不 + Động từ + Tân ngữ
Ví dụ:
Chủ ngữ Động từ Tân ngữ Nghĩa 他 不 吃 饭 Anh ấy không ăn cơm tā bù chī fàn Lưu ý: 不 có phát âm là “bù”, tức là thanh 4. Nhưng nếu 不 đứng trước 1 động từ có thanh 4 khác, thì “bù” sẽ chuyển thành thanh 2, tức là “bú”.
Ví dụ:
Động từ Kết hợp 不 要 → 不要 bù yào búyào 不 去 → 不去 bù qù búqù -
Vị trí của phó từ
Cũng giống phó từ “不”, các phó từ khác như “也”, “都”, “别”… đều đứng trước động từ.Chủ ngữ Phó từ Động từ Tân ngữ (nếu có) 他 也 学习 汉语 tā yě xuéxí hànyǔ 他们 都 去 tāmen dōu qù Lưu ý: Trong tiếng Trung có rất nhiều phó từ, chúng ta sẽ học sâu hơn về phó từ ở một bài khác.
-
Câu nghi vấn 吗
Để tạo thành câu hỏi có hay không, chúng ta thêm 吗 vào cuối câu, nếu là văn viết thì thêm dấu ? vào cuối câu, nếu là văn nói thì nhớ lên giọng ở cuối câu.他来吗? (Anh ấy có đến không?)
tā lái ma?你看电视吗? (Bạn có xem tivi không?)
Nǐ kàn diànshì ma? -
Đại từ nhân xưng trong tiếng Trung
Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba Số ít
我 wǒ
你 nǐ
她 tā
他 tāSố nhiều
我们 wǒmen
咱们 zánmen你们 nǐmen
她们 tāmen
他们 tāmenLưu ý:我们 và 咱们 đều là dạng số nhiều của ngôi thứ nhất, nhưng 我们 thì được dùng chính thức trong tiếng phổ thông, còn 咱们 thì thường được dùng ở các vùng phía Bắc. Về ý nghĩa, 我们 và 咱们 khác nhau ở điểm như sau:
我们 咱们 Chỉ bao gồm người nói ○ × Bao gồm cả người nói và người nghe ○ ○ Ví dụ:
A: 我们走了。 Chúng tôi đi đây.
B: 好,路上小心。 Vâng, (mọi người) đi đường cẩn thận.
→ 我们 ở đây không bao gồm người nói B.A: 我们一起去吧。Chúng ta cùng đi nhé.
B: 好。 Được thôi.
→ 我们 ở đây bao gồm cả người nói B.A: 咱们一起去吧。Chúng ta đi thôi.
B: 好。Được thôi.
→ 咱们 ở đây bao gồm người nói B và có thể thay 咱们 bằng 咱们 mà không làm thay đổi nghĩa của câu.